Team member tuyệt vời (Phần cuối)

Trong bài cuối này, tôi muốn các bạn hiểu về nhận thức và các vấn đề trong team.

Điều đầu tiên tôi muốn nó đó là về việc hiểu những vị trí khác nhau ở trong team. Tất nhiên phải kể đến đó là team leader, đây là người có thể gọi là được trao quyền lực để dẫn dắt team. Họ là những người không phải sinh ra là đã được chỉ định để làm leader, nhưng mọi người khi làm việc chung với họ đều cảm thấy sự ảnh hưởng và sức mạnh của họ như một leader và khiến mọi người đều theo họ. Ngoài ra còn rất nhiều vai trò khác nhau trong một team. Đừng bao giờ nghĩ rắng trong một team vai trò nào là quan trọng nhất, hay vai trò nào tốt hơn vai trò nào. Tất cả các vai trò sẽ đều mang một giá trị nhất định đối với mục đích chung của team.

Một trong những điều mà tôi học được khi đi làm đó là bạn cần phải coi trọng mọi người trong team, kể cả những người không làm về technical, vì được làm việc với họ đó đã là một vinh hạnh. Hãy gạt bỏ cái tôi của bạn trong team, nếu bạn hay thành viên nào đó trong team có cái tôi quá lớn, nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng trong quan hệ giữa các thanh viên với nhau.

Để trở thành một team player tốt, bạn phải thực sự giúp ích được cho team. Chẳng hạn, sẵn sàng giúp đỡ và chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác. Để trở thành một team player tuyệt vời, bạn cần phải chắc chắn rằng bạn hiểu được nhiệm vụ cũng như tầm nhìn của team. Bạn có thực sự tin tưởng vào những điều đó hay không? Bạn có luôn luôn đứng sau nó hay không? Bạn có liên kết được tầm nhìn của bản thân với tầm nhìn của team? Nếu bạn không trả lời được những câu hỏi trên, chắc hẳn giữa bạn và team đang có vấn đề gì đó. Còn nếu bạn đã rõ, hãy giúp đỡ những người khác ghi nhớ lấy điều đó.

Một thứ khác mà bạn cần phải hiểu để trở thành một người đóng góp tuyệt vời trong team đó là hiểu được câu hỏi, cái gì là chiến thắng của team? Làm thế nào để xác định được thành công? Bạn càng hiểu rõ điều này thì càng dễ dàng để bạn trở thành một người đóng góp tuyệt vời. Nếu team leader của bạn không hiểu hay không thể giúp mọi người hiểu được điều này thì bạn, một thành viên trong nhóm sẽ phải giúp mọi người hiểu được thành công của nhóm là gì.

Hiểu được các cách thức giao tiếp trong team là điều vô cùng quan trọng. Sẽ nên giao tiếp chủ đề gì với ai? Điều này liên quan trực tiếp tới politic trong team. Nếu phạm phải sai lầm có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái nghĩ rằng tất cả những người khác là nguyên nhân gây ra vấn đề trong team. Hãy nghĩ rằng tham gia vào một team nó ảnh hưởng đến phần còn lại của sự nghiệp của bạn. Nếu bạn thành công bạn sẽ có thứ để mà nói trong suốt quãng đường còn lại. Là một cái gì đó ảnh hưởng trực tiếp lên thương hiệu cá nhân của bạn. Có thể bạn sẽ được biết đến như một chuyên gia kĩ thuật, một con người kết nối những người khác lại với nhau hoặc là người có khả năng trình bày cực kì tuyệt vời. Như tôi đã nói trong những bài trước, bạn sẽ được đánh giá. Bất cứ điều gì bạn làm cũng sẽ ảnh hưởng lên thương hiệu của cá nhân bạn. Hãy cẩn thận về nó. Nếu tham gia một nhóm và bạn có những tác động tiêu cực, vậy thì phải làm thể nào để nói về nó trong tương lai. Một lời khuyên mà tôi dành cho các bạn là hãy đảm bảo thương hiệu cá nhân của mình dựa trên việc bảo vệ tên tuổi và uy tín của người khác. Khi bạn nói điều tiêu cực về ai đó, chắc hẳn nó không chỉ làm đau họ mà còn làm đau cả bạn nữa.

Cuối cùng, hãy nói về sức mạnh của những kẻ yếu. Một số người được đưa vào nhóm và nghĩ rằng không có cách nào để chúng ta có thể thành công. Chúng ta có thể không có đúng người, không có đúng resource chúng ta cần, nhưng thực tế cho thấy rằng lịch sử trong thể thao luôn có kẻ yếu, và kẻ yếu đôi khi vẫn chiến thắng. Tại sao? Bởi vì sức mạnh nằm ở tập thể của team chứ không nằm ở một cá nhân. Khi một team ở thế yếu hơn và dành được chiến thắng thì đó là chiến thắng nằm ở tham vọng và thái độ của họ. Họ là những người tin rằng họ có thể thắng. Họ biết được điều đó và họ cùng nhau cố gắng. Tôi không nói rằng, khi bạn là kẻ yếu bạn luôn luôn thắng, những bạn cần phải hiểu rằng bạn vẫn có thể chiến thắng ngay cả khi bạn là kẻ yếu.

Tôi đã dành khá nhiều thời gian để nói về việc biến mình trở thành một team player tuyệt vời. Chắc chắn tôi sẽ thiếu một số điều gì đó mà tôi chưa nhận ra. Tôi mong muốn được nghe điều đó từ các bạn. Hãy cùng nhau thảo luận ở phần comment của bài viết này, để chúng ta có thể được học hỏi lẫn nhau.

Kể từ tuần này trở đi, nhằm tăng cao chất lượng cũng như trau truốt bài viết, thay vì một tuần publish hai bài viết tôi sẽ giảm xuống còn một, và bài viết sẽ được publish vào ngày thứ ba hàng tuần. Hy vọng các bạn vẫn luôn ủng hộ các bài viết của tôi.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Team member tuyệt vời (Phần cuối)

  1. Mình đã xem trọn series của tác giả: bài viết hay, hữu ích.
    Tuy nhiên, như title, bài viết mới chỉ có vấn đề từ team member.
    Mình gặp 1 lead trẻ: ít trao đổi với member, họp xử lý xung đột chỉ ừ hữ, cứ 3 ngày tạo task review công việc cho bản thân nhưng lại ko tạo task cho member (kiểu “mình giận mình chơi bạn đấy”), lại còn đi thanh mình với team khác nữa (hài hước).
    Lead thế thì thái độ tốt từ 1 phía của member có tác dụng gì?

    1. mình nghĩ nói chuyện với nhau luôn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề, bạn có thử nói với leader của mình về chuyện đó chưa?

Bình luận