Team member tuyệt vời (Phần 1)

Tuần tới tôi sẽ đi team building cùng với công ty nên tranh thủ cơ hội này tôi sẽ viết loạt bài về teamwork. Hehehe.

Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn với các bạn về các chiến thuật để trở thành một thành viên có đóng góp tuyệt vời trong một team.

Tôi không phải là người chỉ dạy các bạn, hãy xem tôi như một người bạn, một người đồng nghiệp chia sẻ với các bạn về những cách trở thành một thành viên có đóng góp tốt hơn cho team. Có thể những chia sẽ của tôi trong loạt bài viết này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng dù gì tôi cũng muốn các bạn tận dụng mọi chiến thuật với tất cả khả năng của mình.

Cho dù bạn là một newbie và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với một team hay bạn đã làm việc với team trong nhiều năm thì tôi cũng mong bạn có thể học được điều gì đó có thể giúp ích cho bạn.

Những ý kiến tôi đưa ra sẽ dựa trên những quy tắc, mà chúng ta có thể chia các chiến thuật lại thành ba nhóm lớn là nhóm chiến thuật về thái độ, về hành động và về nhận thức.

Mục tiêu

Trước khi bắt đầu và cũng như để đặt nền móng cho các chiến thuật chúng ta hãy nói về mục tiêu chung cũng như mục tiêu cá nhân.

Những mục tiêu chung có thể là tạo một nền văn hóa gắn kết hơn, phát triển mối quan hệ giữa những cá nhân trong team, và sau cùng những mục tiêu đó sẽ giúp lựa chọn ra nhưng cá nhân tiềm năng và có tố chất lãnh đạo trong team. Đó là mục tiêu của tập thể, của tổ chức, công ty.

Vậy còn mục tiêu cá nhân của bạn là gì?

Có thể là tăng cường thương hiệu cá nhân, có thể là để đảm bảo một tương lai tốt trong công ty. Mục tiêu của bạn có thể chỉ đơn giản là để vui chơi, học hỏi những điều mới, hay có thể là một điều gì đó thực sự lớn.

Tôi không biết về các mục tiêu của bạn dành cho team hiện tại là gì. Có thể chúng sẽ khác nhau khi bạn ở những team khác nhau, nhưng hãy suy nghĩ về những mục tiêu bởi vì mục tiêu chính là nền tảng có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn bạn gặp phải khi ở trong một team.

Thái độ

Thái độ trong team luôn là một yếu tố quan trọng để trở thành một team member chất lượng, việc áp dụng những chiến thuật về thái độ cũng không nằm ngoài điều đó.

Tha thứ

Điều đầu tiên tôi muốn nói đó là hãy tha thứ. Sự tha thứ là một điều thú vị khi bạn làm việc với người khác. Rất dễ dàng để giữ mối hận thù và vẫn nói chuyện với người khác, nhưng những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ cũng như năng suất của team. Tôi khuyến khích bạn hãy tập trung vào mục tiêu của team, ngoài ra cũng hãy tập trung vào các vấn đề gặp phải. Nếu bạn có vấn đề với ai đó hãy suy nghĩ về cốt lõi của vấn đề thay vì cứ suy nghĩ về vấn đề của bản thân với họ. Như vậy bạn sẽ dễ dàng chấp nhận và tha thứ cho họ. Tôi rất ủng hộ những ý tưởng về việc tạo ra văn hóa về việc chấp nhận việc thất bại trong team. Không phải là ủng hộ việc tạo ra quá nhiều sai lầm và thất bại, nhưng nếu ai đó phạm phải sai lầm hãy học hỏi từ chính sai lầm đó và đi tiếp.

Cuối cùng, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất đó là hãy tha thứ cho bản thân. Nếu bạn phạm sai lầm, hãy tự tha thứ cho bản thân, rút ra bài học và quay trở lại làm việc.

Linh hoạt

Điều tiếp theo, tôi khuyến khích các bạn trở nên linh hoạt trong team. Các bạn đều biết trong dự án tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi. Yêu cầu, thiết kế có thể thay đổi, vai trò trong tổ chức có thể thay đổi, có thể là chính thức khi thay đổi team leader hay không chính thức khi một cá nhân nào đó có đủ năng lực và mạnh hơn so với phần còn lại, kỳ vọng có thể thay đổi, dự án có thể to lên hoặc nhỏ đi hoặc sự quan trọng của team trong công ty cũng có thể thay đổi, và hàng tá thứ khác ta có thể kể đến.

Không phải mọi dự án đều thành công. Khi một dự án thất bại liệu bạn đã sẵn sàng để dừng lại trước mong đợi. Có thái độ linh hoạt là một đặc tính tuyệt vời của một người làm việc trong team.

Thái độ tích cực và tinh thần lạc quan

Tôi khuyến khích việc giữ thái độ tích cực và tinh thần lạc quan. Tôi không nói về việc bạn thực dụng như thế nào, nhưng việc cộc cằn và tiêu cực sẽ là một điểm trừ lớn cho sự nghiệp của bạn.

Hãy luôn biết rằng, bạn luôn luôn được đánh giá cho vai trò kế tiếp. Mọi người đều theo dõi bạn và nếu bạn để họ thấy rằng bạn là người khó để làm việc cùng hay bạn quá tiêu cực thì họ chắc chắn sẽ xem xét lại bạn.

Đã bao giờ bạn được làm việc với một người tích cực và lạc quan? Nếu có, chắc hẳn bạn cũng nhận thấy thái độ tích cực cũng như tinh thần lạc quan lây lan và tạo một bầu không khí tích cực vui vẻ trong team.

Các tính cách có thể dễ dàng lây lan trong team. Và vì thế mặt trái của của vấn đề là nếu một thành viên có thái độ tiêu cực, nó sẽ cướp mất năng lượng của cả team. Đã bao giờ bạn ở trong một cuộc họp hay làm việc với những người có thái độ tiêu cực? Chắc hẳn bạn sẽ thấy rất mệt mỏi. Bạn không muốn làm việc với họ hay làm những việc xung quanh họ quá nhiều. Đừng như họ. Nếu bạn có thể có một thái độ tích cực và lạc quan, mọi người sẽ muốn làm việc với bạn ở hiện tại và cả trong tương lai. Nếu bạn làm việc trong một team, tôi muốn bạn hãy mang những gì tốt nhất cho team của bạn. Hãy suy nghĩ có thể đây là lần duy nhất hoặc lần cuối cùng để cho họ thấy rằng bạn tốt như thế nào. Nếu bạn chỉ làm một phần khả năng của những gì bạn có chắc chắn người khác sẽ đánh giá việc có nên mang bạn vào team một lần nữa hay không.

Cởi mở với các cơ hội

Tiếp theo, hãy cởi mở với các cơ hội để phát triển. Trong một team, sẽ có những thứ mà chẳng ai muốn làm. Tôi khuyến khích các bạn tình nguyện nhận thách thức. Cho dù đó là những việc mà bạn không hề thấy thoải mái khi làm. Những cơ hội này có thể giúp các bạn học hỏi và phát triển kiến thức của bản thân. Có thể đó là những thứ hoàn toàn mới mẻ giúp bạn mở rộng kiến thức, hay những thứ mà bạn đã cực kì quen thuộc thì bạn vẫn có thể tìm hiểu sâu hơn.

Tin tưởng

Khi bạn được mời để tham gia một team chắc hẳn là có lý do, và lý do đó chắc chắn không phải là thất bại. Người ta nghĩ rằng bạn có đầy đủ kĩ năng để tham gia và họ tin tưởng ở bạn, và bạn cũng nên tin tưởng khả năng của bản thân. Hãy tin tưởng ở leader của bạn cho dù giữa bạn và họ có những điểm khác biệt. Hãy tin tưởng đồng đội của bạn, cho dù mục đích cá nhân khi các bạn tham gia chung một team có thể là khác nhau. Hãy tin tưởng vào quy trình, đây chính là thứ mang cả team đi cùng nhau và đạt đến mục đích chung. Và nếu có đủ thời gian, hãy cùng với các thành viên trong team thiết kế và tạo ra quy trình hiệu quả và phù hợp nhất.

Làm chủ vai trò của bản thân

Bạn có thể không phải là team leader trong khi bạn nghĩ bản thân mình nên là team leader, nhưng bạn cần phải hiểu rằng, mỗi vai trò trong team đều quan trọng để tạo nên một nhóm tốt nhất. Đừng dành thời gian để lo lắng về việc ai sẽ làm. Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc mà bạn làm tốt nhất. Khi bạn nói chuyện với người khác về team của mình, đừng làm nhỏ bé vai trò của mình trong team. Hãy tự hào vì mình đã làm tốt vai trò trong team. Ở trong một team là không có thời gian cho việc cạnh tranh lẫn nhau, vì thế đừng ngần ngại việc giúp đỡ người khác hoàn thành tốt vai trò của họ. Hãy nhớ rằng, ở trong một team hoặc là thua cùng nhau, hoặc thắng cùng nhau.

Cùng nhau chiến thắng

Cuối cùng,tôi muốn các bạn hiểu rằng việc chiến thắng cùng nhau thực sự ý nghĩa.

Hãy suy nghĩ về ý nghĩ thực sự của việc chiến thắng?

Nếu bạn chiến thắng cùng team, có nghĩa là bạn đã đem đến một sản phẩm tuyệt vời cho khách hàng, cho người dùng. Và nếu cùng nhau chiến thắng, biết đâu 5 hay 10 năm sau chúng ta lại cùng có thể ngồi lại và nói về thành công năm ấy. Và nó cũng ảnh hưởng lên thương hiệu cá nhân cũng như sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời làm việc.

Tóm lại

Thái độ của một team member tuyệt vời đó là phải biết tha thứ, tin tưởng, linh hoạt thích ứng với những sự thay đổi, suy nghĩ tích cực, lạc quan, tin tưởng bản thân, leader, cũng như đồng đội, hiểu rõ và làm chủ vai trò của mình trong team, và bỏ qua các lợi ích cá nhân để cùng nhau chiến thắng.

Trong bài tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những chiến thuật về hành động để thể hiện mình là một team member tuyệt vời, đón xem nhé!

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Team member tuyệt vời (Phần 1)

Bình luận